Năm 2025, trong kỳ thi tuyển sinh vào THCS Ngoại Ngữ có một số thay đổi về cách gọi tên kì thi (PSA), cách thức thi (Làm bài qua máy tính). Để hiểu rõ cấu trúc đề thi, mức độ đề thi năm nay, hãy cùng theo dõi những chia sẻ của Thầy Trần Nhật Minh ở bài viết dưới đây.
Các bài toán về tỉ số và biến đổi tỉ số
- Học sinh cần nắm vững cách sử dụng 2 phép tính liên quan đến: Tìm giá trị phân số của 1 số và Tìm một số khi biết giá trị phân số của số đó
- Học sinh cần nắm vững cách chuyển đổi các tỉ số về cùng một đơn vị. Tuyệt đối không cộng, trừ các tỉ số khác đơn vị.
- Học sinh cần nắm vững cách sử dụng sơ đồ để mô tả tỉ số, vì trong một số trường hợp, việc vẽ được sơ đồ cũng là một cách rất hữu ích để nhìn ra các mối liên hệ mà không cần qua biến đổi tỉ số.
Bài toán tổng tỉ – Hiệu tỉ
- Học sinh cần nắm vững cách xác định tỉ số giữa các đại lượng có trong đề bài. Ví dụ như: Tỉ số trung gian, Quy đồng tử số rồi lấy số phần ở mẫu số, ….
- Học sinh cần xác định chính xác dữ kiện tổng, hiệu khi đề bài cài cắm thêm sự thay đổi. Đặc biệt là phần hiệu vì các bạn rất hay bị tính ngược dẫn đến sai sót.
- Một dạng đặc trưng của phần này là bài toán tính tuổi, học sinh cần có kỹ năng vẽ sơ đồ tuổi của các nhân vật ở các thời điểm khác nhau. Dạng này từng xuất hiện trong hầu hết đề thi các trường, từ Ams, Ums cho đến Ngôi Sao, Cầu Giấy …
Bài toán Hai tỉ số
- Học sinh cần thuần thục cách làm 3 dạng căn bản: Hai tỉ số có một đại lượng không đổi, Hai tỉ số có tổng không đổi, Hai tỉ số có hiệu không đổi.
- Có thể tham khảo thêm phần Hai tỉ số cần tự tạo ra thành phần không đổi. Tuy nhiên theo thầy phần này sẽ rất ít có trong đề thi.
Bài toán công việc chung
- Học sinh cần nắm vững các dạng phổ biến: Cho làm chung – tìm làm riêng, Cho làm riêng – Tìm làm chung, Kết hợp cả làm chung – làm riêng, Quy làm riêng về làm chung.
- Một số trường hợp, dạng bài công việc cũng có thể giải quyết bằng phương pháp giả thiết tạm.
Diện tích và tỉ số diện tích
Ngoài các nhận diện cơ bản về Tỉ số của các tam giác chung chiều cao/chung đáy; học sinh cần đặc biệt nắm được phương pháp giải 2 dạng đặc trưng sau
- Tỉ số diện tích trong hình thang, các vị trí tạo ra các cặp tam giác có diện tích bằng nhau trong hình thang, nối đoạn tạo ra hình thang để dùng các tính chất diện tích của hình thang.
- Bài toán chia 3 tam giác (hay còn gọi là nguyên lý đuôi cá): cách nhìn nhanh tỉ số diện tích các cặp tam giác được tạo ra bởi “đuôi cá”. Phần này nếu tự luận sẽ khá dài, nhưng nếu rèn kỹ năng nhìn nhanh thì cũng rất nhanh.
Bài toán chuyển động đều
- Bài toán về mối quan hệ Tỉ lệ nghịch giữa vận tốc và thời gian, Mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa Vận tốc và quãng đường hay Thời gian và quãng đường. Nếu một đề thi có bài chuyển động, 80% đều rơi vào phần này.
- Bài toán về mối quan hệ chuyển động cùng chiều và ngược chiều
- Bên cạnh đó, học sinh cần ôn thêm về: Chuyển động của vật có chiều dài đáng kể, Chuyển động dòng nước, Chuyển động trên đường tròn và chuyển động qua lại nhiều lần.
MathExpress đồng hành cùng học sinh trên con đường chinh phục tri thức
Tại MathExpress, mục tiêu của chúng tôi là trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vững chắc và phương pháp học tập hiệu quả. Thông qua các hoạt động đánh giá như bài kiểm tra kết thúc chuyên đề, bài khảo sát chất lượng Quý,…các thầy cô giáo và trợ giảng sẽ đồng hành cùng các em sát sao hơn trên trong quá trình học tập, cải thiện điểm số và đạt được các mục tiêu của mình.
Với những tài liệu ôn thi chất lượng, được biên soạn trực tiếp bởi Thầy Trần Nhật Minh cũng như đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm, chắc chắn sẽ giúp các em học sinh có thêm những kiến thức nền tảng vững chắc để đạt được kết quả cao trong các kỳ thi quan trọng. MathExpress tin rằng, với sự nỗ lực không ngừng, các em sẽ ngày càng tiến bộ và đạt được nhiều thành tích ấn tượng trong tương lai!
Nếu cần tư vấn về các chương trình học, lộ trình học cho các em học sinh, Quý Phụ huynh vui lòng liên hệ tới số Hotline 1900 633 551 hoặc nhắn tin tới Fanpage CLB Toán bồi dưỡng – MathExpress để được hỗ trợ.