9 phương pháp giúp trẻ rèn luyện toán học hiệu quả

Khoa học đã chứng minh việc học toán rất có ích và giúp cho trẻ thông minh hơn. Thế nhưng để có được một phương pháp học toán tốt nhất cho trẻ thì không phải bất cứ bậc phụ huynh nào cũng biết. MathExpress xin chia sẻ với phụ huynh 10 phương pháp rèn luyện toán học hiệu quả giúp trẻ thông minh hơn.

1. Lắng nghe và ghi chép những thông tin hữu ích

Một trong những thói quen chung của những người thành công nhất thế giới đó chính là sự lắng nghe. Cùng một khối lượng kiến thức và bài tập nếu có được tập trung cao độ, ghi chép những thông tin hữu ích trẻ có thể hoàn thành nhanh gấp 3 lần so với khi xao nhãng.

Việc lắng nghe và ghi chép sẽ giúp trẻ tập trung hơn vào bài học. Rất nhiều học sinh học không tốt vì không thể ngồi học một cách tập trung. Việc đó khiến các em kéo dài thời gian học mà vẫn không hiệu quả. Học toán có thể được xem như là “Vitamin” giúp các em học sinh dần dần thoát khỏi “căn bệnh” này.

2. Liên tục thực hành

Một trong những điều cần thiết cho việc học toán là liên tục thực hành. Việc làm các bài tập sẽ khiến cho trẻ nhớ được các công thức toán học và vận dụng chúng vào từng bài tập cụ thể một cách tốt nhất, từ đó sẽ giúp trẻ sáng tạo hơn trong những tình huống cụ thể trong cuộc sống.

3. Đừng ngần ngại tìm các hướng đi mới

Học toán không đơn thuần là học và làm theo các công thức và các bài mẫu sẵn có. Hãy để trẻ tự tìm ra những phương pháp giải mới, đó chính là cách tốt nhất để phát huy mọi tiềm lực và trí thông minh ở trẻ.

4. Học Toán từ những sai lầm

Việc học từ những sai lầm sẽ giúp tăng khả năng phán đoán của bản thân. Trẻ sẽ rút ra được những kinh nghiệm có ích trong quá trình tích lũy kiến thức và có thể tránh được những lỗi tương tự trong tương lai.

5. Xây dựng niềm đam mê, thích thú với môn Toán

Muốn học tốt môn học nào thì phải xây dựng niềm đam mê và thích thú với môn học đó, nhất là toán học. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng nói: Trải qua 2.400 năm lịch sử, con người luôn cố đi tìm định nghĩa về tình yêu, nhưng dường như vẫn chưa thể tìm ra nhưng biểu hiện của nó thì dễ dàng nhận thấy.

Những biểu hiện của tình yêu như gặp thì vui mà không gặp thì nhớ nhung buồn bã, điều này giống hệt với yêu Toán. Trong 2 tháng trở về Việt Nam, do công việc bận bịu, ít thời gian làm Toán, tôi cảm thấy nhớ Toán kinh khủng. Còn khi được làm Toán, cảm giác giống như được gặp lại người yêu, người bạn cũ rất thân thiết mà mình nhớ bấy lâu”.

Như vậy chỉ có một tình yêu, một niềm đam mê thật sự mới giúp trẻ học tốt được môn toán.

6. Phân tích và tóm tắt đề bài

Việc phân tích và tóm tắt đề bài sẽ giúp trẻ nhìn nhận ra được vấn đề chính phải giải quyết trong mỗi bài toán, cũng như các công thức hay kiến thức cần áp dụng để giải những bài toán đó.

 7. Chọn phép tính, bước giải phù hợp

Sau khi đã phân tích và tóm tắt đề bài thì bước tiếp theo là phải chọn phép tính và bước giải phù hợp. Mỗi bài toán có thể có những cách giải khác nhau và nhiệm vụ của trẻ là phải tìm ra một cách giải ngắn gọn và chính xác nhất dựa trên những kiến thức đã học.

8. Liên tưởng màu sắc, đồ vật

Việc liên tưởng đến màu sắc đồ vật tưởng như không có gì liên quan đến môn toán nhưng trái lại, việc này rất có ích cho sự phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ. Chúng đặc biệt hữu ích trong môn hình học.

9. Học thầy không tày học bạn

Câu thành ngữ này luôn đúng với tất cả các môn học, nhất là môn toán. Trẻ không những có thể tiếp thu các kiến thức từ giáo viên mà có thể học từ chính những người bạn của mình. Vì vậy tổ chức cho trẻ học nhóm đà cực kì quan trọng trong việc học tập bộ môn này.